Trong thiên nhiên Phối màu hấp thụ

Một số sinh vật, như bạch tuộc, tắc kè hoa,..., có khả năng thay đổi màu sắc của da bằng việc thu vào hay làm lộ ra một số loại tế bào mang màu trên da.

Ví dụ loài tắc kè hoa ở Madagascar, lớp da trong suốt của chúng có tới bốn lớp mang các ba loại tế bào màu và hai loại tế bào đen trắng. Lớp ngoài cùng có các tế bào màu vàngđỏ. 2 lớp tiếp theo mang tế bào xanh lamtrắng. Lớp trong cùng mang tế bào màu nâu đen (có chứa chất melanin cũng có trong da người, quyết định độ sáng tối của da người). Tế bào màu nâu đen có các "cánh tay" có thể vươn ra xuyên lên các lớp trên, hoặc co lại khi cần, giúp thay đổi độ sáng tối. Các tế bào màu còn lại có thể thay đổi kích thước để tạo nên dải cầu vồng. Gam màu của da tắc kè hoa không rộng như trong ký thuật in, nhưng cũng bao gồm rất nhiều màu (xanh lá cây, xanh lơ, xanh nước biển, đen, đỏ, vàng,....). Màu sắc thay đổi giúp tắc kè hoa ngụy trang, điều chỉnh thân nhiệt (nhờ thay đổi độ hấp thụ ánh nắng), thể hiện trạng thái tình cảm (hấp dẫn bạn tình, đe doạ kẻ thù,...),...